Truyền thuyết họ Nguyễn

Thủy tổ họ Nguyễn là người phương Bắc, trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh đến định cư tại làng Trung Định (Nhơn An, An Nhơn, Bình Định) có 2 người vợ, vợ chính ở Trung Định. Ông làm nghề thuốc và có người vợ thứ hai tại Hòa Nghi (Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định). Ông thủy tổ có thể không phải họ Nguyễn vì thời chiến tranh phải đổi họ để tránh bị triều đình truy đuổi.

Ông thủy tổ chết được an táng tại làng Hòa Nghi, mộ ông còn được giữ gìn cho đến nay. Không rõ ông có con cháu với bà vợ thứ hai không và bà vợ thứ này được an táng ở đâu. Chỉ biết ở Hòa Nghi ngoài ngôi mộ của ông còn có 6 ngôi mộ nữa, không rõ của ai mà ngày nay con cháu còn giữ. Đến năm 1975 vì việc xây dựng nghĩa trang liệt sĩ mà một số mồ ở đây đã mất. Hiện tại chỉ còn mộ ông thủy tổ và 2 mộ nhỏ. Bà vợ chính ở Trung Định sinh hạ con cháu thành Nguyễn Tộc hiện tại. Mộ bà an táng ở Trung Định còn được gìn giữ thờ phụng hằng năm.

Người viết phả là con cháu đời thứ 8, chi 3: Ông Nguyễn Thanh Thiên

Tự đường và việc thờ tự

Giai đoạn 1: Giao cho trưởng phái cúng tế không rõ được thờ tự ở đâu.

Giai đoạn 2: Không biết tự bao giờ và vì lẽ gì mà việc thờ phụng được chuyển giao chi chi họ II ( chi họ I vẫn có người nối dòng đến giờ). Việc cúng kỵ giai đoạn này được thực hiện tại tự đường tọa lạc tại thôn Trung Định bằng phần ruộng hương hỏa mỗi năm gồm các ngày Tế xuân, Tế Thu và tảo lăng.
Đến năm 1949 tộc họ trích một số diện tích trên để bán lấy tiền mua công phiếu đồng thời giảm cúng tế thường năm chỉ còn Tế xuân vào ngày 10/4 âm lịch và tảo lăng ngày 7/12 âm lịch.
Trước 1975, tự đường bị cháy ông Nguyễn Diện (chi họ II) giao cho ông Cảm (chi họ II) việc thờ cúng thực hiện tại nhà riêng của ông Cảm.
Sau 1975:
– Ông Cảm qua đời, Ông Nguyễn Tám chi họ 2 tiếp tục phụng tự ông bà tại nhà riêng. Vườn cũ của nhà Tự đường cho người cháu dâu bà Võ Thị Mai ở. Ruộng kỵ điền còn lại góp vào Hợp tác xã.
– Việc cúng kỵ chỉ còn là ngày tảo lăng do ông Tám đảm trách. Các con cháu khác thờ phụng ông bà theo cách kết hợp tại gia đình riêng.

Giai đoạn 3: Năm 1998, sau một giai đoạn giài gián đoạn, tộc họ đồng công xây dựng lại tự đường mới và thực hiện cúng tế hằng năm vào 2 ngày Tế xuân và Tảo lăng bằng kinh phí do con cháu phụng cúng.

Việc xây dựng tự đường năm 1998

Địa điểm xây dựng: Nguyên họ Nguyễn có khu vườn tự đường cạnh mộ của bà thủy tổ (Về phía tây) và theo kể lại đây là khu vườn gốc khi thủy tổ định cư nên khi chết đã an tán bà (ở phía đông). Từ lâu tự đường họ tọa lạc tại nơi này. Sau 1975, nhà Tự đường (lợp tranh) cháy chỉ còn lại khu đất trống, một số đông bà con trong tộc họ đã cho bà Võ Thị Mai một người cháu dâu của ông Diện (Ông Diện người thủ từ cũ không con) xây nhà ở. Sau đó nhà nước khi giao quyền sử dụng đất đã giao cho bà làm chủ quyền.

Năm 1995 tộc họ đề nghị bà nhượng lại một phần đất đủ để xây tự đường nhưng bà không chịu với lý do đất đã được chuyển giao cho bà.

Năm 1997 bà Mai trích một phần đất kể cả khu đất mộ để bán cho người khác mà không thông báo cho tộc họ biết. Tộc họ có ý kiến kể cả việc nhờ chính quyền can thiệp buộc bà phải giao lại khu đất mộ cho tộc họ. Năm 1998, Tự đường mới được xây dựng trên khu đất mộ bà Thủy Tổ.

Kinh phí xây dựng tự đường 1998:

Toàn bộ kinh phí do con cháu đóng góp.